Cảnh báo nguy hiểm nghiêm trọng khi trẻ khóc chết lặng, người tím tái
Trẻ sơ sinh quấy khóc hàng đêm chỉ gây mệt mỏi cho bố mẹ nhưng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé nhưng trẻ khóc chết lặng thì ngược lại. Những lần khóc lặng đi quá nhiều có thể gây những nguy hiểm không tưởng tượng được cho trẻ thậm chí dẫn đến cái chết.
Biểu hiện của khóc chết lặng
Khi được khoảng sáu tháng tuổi bé đã bắt đầu biết nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh. Lớn lên chút nữa bé biết những thứ mình cần, biết đòi hỏi và khóc chính là phương pháp đòi hỏi mà trẻ sử dụng.
Tình trạng trẻ khóc chết lặng xuất hiện từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ dưới ba tuổi.
Những cơn khóc chết lặng này có thể xuất hiện ở tất cả các lần bé khóc hoặc chỉ một vài lần khi trẻ khóc quá dữ dội. Biểu hiện rõ rệt nhất là bé vẫn khóc nhưng không có âm thanh, há miệng ra như đang kêu gào, người lả đi, có dấu hiệu tím tái trên mặt, cánh tay, ngực. Một số trẻ khác ra mồ hôi lạnh, người tái nhợt và thậm chí bị ngất khi khóc.
Khóc chết lặng nguy hiểm ra sao?
Trẻ khóc chết lặng có rất nhiều nguyên nhân nhưng mọi nguyên nhân đều tập trung vào vấn đề sức khoẻ yếu kém của bé. Trẻ có thể mắc các bệnh về hệ hô hấp dẫn đến khó thở khi khóc to và khóc lâu.
Cũng có thể khóc chết lặng là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh của trẻ, những kích thích mạnh khiến tim tăng nhịp hoặc chậm lại. Những lần khóc quá dày đặc sẽ làm tăng khả năng phát bệnh ngay trong lúc khóc khiến trẻ ngừng thở hoặc tim ngừng đập.
Một số trẻ bị bệnh động kinh cũng báo hiệu bằng những cơn khóc chết lặng. Những cơn khóc diễn ra đột ngột, không có lý do báo trước và lặp lại nhiều lần là biểu hiện chính xác của bệnh động kinh khi bé còn nhỏ.
Ngoài các lý do bệnh lý thì các biểu hiện trẻ khóc chết lặng cũng do sinh lý. Các nguyên nhân sinh lý chủ yếu xảy ra khi trẻ quá mệt mỏi hoặc ốm đau.
Phải làm sao khi con khóc chết lặng?
Khóc chết lặng có thể gây những nguy hiểm cho trẻ nên cha mẹ cần có biện pháp theo dõi cụ thể. Tốt nhất cha mẹ hãy đưa con đến bác sĩ và làm các kiểm tra y tế cần thiết xem bé có bệnh lý bẩm sinh nào không. Vì nguyên nhân trẻ khóc chết lặng đa dạng nên cha mẹ cần cho bé làm cả điện tâm đồ và điện não đồ. Đồng thời siêu âm để kiểm tra hệ hô hấp của bé cụ thể là lá phổi và phế quản để tìm ra lý do vì sao bé khóc chết lặng.
Trong lúc bình thường ở nhà mẹ hãy xử lý trường hợp trẻ khóc chết lặng bằng cách vỗ về bé, giúp bé giữ bình tĩnh. Mẹ tuyệt đối không được nóng nảy quát tháo thêm khi thấy con có nguy cơ khóc chết lặng dù đang nóng giận. Những kích thích thần kinh ngay lúc này sẽ khiến bé cảm thấy hoảng loạn và tăng thêm nguy hiểm. Hãy cho bé nằm nghiêng lại một bên để cơn khóc giảm xuống và trôi qua nhanh chóng hơn.
Để phòng ngừa những cơn khóc chết lặng cha mẹ hãy cho bé ăn uống đầy đủ tránh thiếu chất hay thiếu máu. Tập cho trẻ thói quen giữ bình tĩnh trong các tình huống hoặc môi trường khác nhau để bé không hoảng sợ khi đến chỗ đông người hay lúc bị quát tháo. Nếu con có cảm giác mất an toàn cha mẹ hãy cố gắng xây dựng cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách an ủi, tâm sự, thường xuyên quan tâm tới trẻ.